Hoàng
- الثلاثاء, 19 أيلول/سبتمبر 2017
Thông báo: Vv Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí BCN Khoa CNĐT-TT
Read more...- الثلاثاء, 18 تموز/يوليو 2017
SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH THỰC HÀNH CÁC THIẾT BỊ Y TẾ CÔNG NGHỆ CAO
Nhằm tiếp tục nâng cao tính thực tiễn của hoạt động đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh tại Khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông (ĐTTT), trường Đại học Công nghệ Tông tin và Truyền thông(ĐH CNTT&TT), đảm bảo học luôn đi đôi với hành, Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông (CN ĐT&TT) đã liên tục triển khai nhiều hoạt động hợp tác với nhiều cơ sở y tế và khám chữa bệnh lớn tại Hà Nội và Thái Nguyên để tạo điều kiện cho sinh viên ngành Kỹ thuật y sinh được học tập và thực hành trực tiếp với các thiết bị điện tử y tế công nghệ cao, hiện đại hiện nay.
Sau những hiệu quả, thành công đã thu được từ chương trình thực tập thực tế của sinh viên K11 ngành Kỹ thuật Y sinh. Khoa và nhà trường tiếp tục tổ chức cho sinh viên K12 ngành Kỹ thuật y sinh đi thực tập và tham gia Khóa học vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế vào tháng 7 năm 2017. Với các nội dung vận hành trực tiếp trên các thiết bị điện tử y tế phổ thông như máy thở, máy tạo ô xi, máy gây mê, đèn mổ, bàn mổ, các dụng cụ y tế gia đình, ... đến các thiết bị điện tử y tế công nghệ cao như máy điện tim, máy siêu âm, máy X-quang,... Ngoài các nội dung thực hành về Điện tử y tế và Tin học y tế được thực hiện tại trường, hoạt động thực hành, thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh đã giúp sinh viên ngành Kỹ thuật Y sinh được bổ sung, trang bị nhiều kiến thức thực tiễn bổ ích, tạo hành trang vững chắc cho sinh viên trước khi tốt nghiệp.
Một số hình ảnh các buổi thực hành:
Sinh viên Y sinh đang vận hành bảo dưỡng máy theo dõi bệnh nhân
Sinh viên Y sinh đang vận hành bảo dưỡng máy thở
Sinh viên Y sinh đang vận hành bảo dưỡng máy Siêu Âm
Sinh viên Y sinh đang vận hành bảo dưỡng máy X - quang
Read more...- الخميس, 08 حزيران/يونيو 2017
Thiếu trầm trọng cán bộ có chuyên ngành kỹ thuật y sinh
“Thiếu trầm trọng cán bộ có chuyên ngành kỹ thuật y sinh”. Đó là nhận xét của ông Hà Đắc Biên- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trang thiết bị y tế (TBYT) Việt Nam khi bàn về vấn đề nhân lực trong lĩnh vực này.
Theo ông Biên, xu thế phát triển của y học nói chung là y học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện những người trong cuộc mới chỉ quan tâm đến vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh. Còn vấn đề nhân lực trong ngành kỹ thuật y sinh thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong khi những TBYT hiện đại hiện đang hỗ trợ các giáo sư, bác sĩ rất nhiều trong thời gian qua. Thực trạng đang diễn ra ở không ít bệnh viện địa phương là máy móc hiện đại nằm chờ người biết sử dụng hoặc do năng lực của cán bộ kỹ thuật chưa đủ nên không khai thác hết chức năng của thiết bị. Nhiều bệnh viện thừa nhận đang thiếu nghiêm trọng cán bộ kỹ thuật TBYT có trình độ cao chuyên ngành kỹ thuật y sinh.
Sinh viên K11 ngành Kỹ thuật Y sinh thuộc Khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông
trường Đại học Công nghệ Thông tin - Truyền thông thực thành với thiết bị công nghệ cao
Ngành kỹ thuật y sinh – tăng trưởng “nóng” nhưng thiếu nhân lực.
Sau mùa tuyển sinh 2016 có thêm rất nhiều ngành học mới và ngành kỹ thuật y sinh là một trong số ngành học còn mới mẻ, chỉ xuất hiện vài năm gần đây. Không có bất cứ lĩnh vực khoa học nào mà mối liên hệ giữa kỹ thuật công nghệ và khoa học về sự sống chặt chẽ như ngành kỹ thuật y sinh.
Kỹ thuật y sinh (KTYS) hiện đang là một lĩnh vực nổi bật thu hút sự quan tâm của thế giới. Đây là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. Những sản phẩm của ngành này rất phong phú, bao gồm máy CT-scanner, X-quang, điện tâm đồ, nội soi, bộ phận nhân tạo trong cơ thể người, vật liệu sinh học... Ngành tăng trưởng cao nhất Theo GS.TS Võ Văn Tới, trưởng bộ môn KTYS của trường đại học Quốc tế (đại học Quốc gia TP.HCM), trong hệ thống giáo dục Mỹ ngành KTYS được xem như là một ngành thời thượng, ngay cả trong khi nền kinh tế của Mỹ đang ở thời kỳ khó khăn như hiện nay. Sự tuyển chọn sinh viên sau đại học cũng như giảng viên cho ngành này đều gặp khó khăn vì thiếu người. Ở Mỹ, thống kê năm 2004 cho thấy thu nhập của các công ty thiết bị y tế ở khoảng 88 tỉ USD một năm và có độ tăng trưởng khoảng 23% mỗi năm, trong khi đó độ tăng trưởng chỉ có 10,9% cho tất cả các ngành khác. Tiên đoán của các chuyên gia kinh tế Mỹ cho thấy là công việc có liên quan đến ngành KTYS sẽ phát triển khoảng 26% hằng năm, trong khi đó ngành kế đến là điện và điện tử chỉ ở khoảng 20%. Thống kê năm 2001 của nhóm Engineering Workforce Commission of the American Association of Engineering cho thấy, tỷ số sinh viên bậc đại học của ngành KTYS trên tất cả sinh viên đại học về ngành kỹ thuật của cả nước Mỹ là 2,5%, đây là một con số cao. Số sinh viên KTYS bậc đại học tăng khoảng 30% một năm từ 1991 đến 2001. Số sinh viên phụ nữ theo học KTYS khoảng 45%, đây là con số cao nhất trong tất cả các ngành kỹ sư. Tuy ở Việt Nam hiện chưa có những thống kê tương đương, nhưng theo báo cáo trong cuộc hội thảo “Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh và định hướng tới năm 2020” được tổ chức ngày 16.6.2009 tại Hà Nội, bộ Y tế cho biết khoảng 80% trang thiết bị y tế đang sử dụng tại Việt Nam phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Trước tình hình này, sắp tới bộ Y tế dự định sẽ phối hợp với bộ Công thương xây dựng chương trình trọng điểm quốc gia để nghiên cứu và chế tạo trang thiết bị y tế nội địa phục vụ nhu cầu cho ngành y dược và khám chữa bệnh. Trong khi đó, KTYS là một ngành học còn rất mới mẻ, chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây ở một số trường đại học như: Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tp HCM với số sinh viên đầu vào rất thấp.
Read more...