wrapper

Hoàng

Hoàng

Liên tiếp những thành công của sinh viên Khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông

Ngay sau thành công của nhóm sinh viên (Dương Quang Đạt, Trương Phương Nam) đã đạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp “Startup Students Ideals 2017”  là liên tiếp một chuỗi những thành công của các sinh viên đang theo học năm thứ nhất đến năm thứ tư các ngành Kỹ thuật Y sinh, ngành Kỹ thuật Máy tính, và ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Truyền thông trực thuộc Khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông.

Trong đó cuộc thi Cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên 2017 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.  Cuộc thi đã thu hút  80 đề tài tham gia, trong đó có 10 đề tài của sinh viên khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông. , và cả 10 đề tài đã được nhận giải từ khuyến khích đến giải nhất trên tổng số 35 giải thưởng được trao tặng.

18698142 1341131725952250 2514595023156006217 n

10 đội nhận giải tại Cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên 2017

Cùng với thành công trên đó là 29 sản phẩm của sinh viên Khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông trên tổng số 93 sản phẩm sản phẩm trên toàn quốc đã lọt và tiếp tục vào vòng 2 cuộc thi thiết kế vi điều khiển MCU của Texas Instruments. Đồng thời có 09 đội tham dự cuộc “IoT Startup 2017” và tất cả các đội đều lọt vào vòng 2 cuộc thi trên 53 sản phẩm trên toàn quốc được vào vòng trong.

Tất cả những thành tích này đã và đang khẳng định tính sáng tạo của sinh viên, chất lượng đào tạo của Khoa Công nghệ Điện tử - Truyền thông, trường ĐH Công nghệ Thông tin - Truyền thông ngày một được nâng cao.

Một số hình ảnh khác:

 

unnamed 2

Read more...

Thông báo chương trình thực tập "SVMC Internship Program đợt 2 năm 2017"

SVMC INTERNSHIP PROGRAM
ĐỢT 2 NĂM 2017

Thực tập và trải nghiệm…tại 1 công ty hàng đầu thế giới!

I/ SVMC Internship Program là gì?

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Samsung Electronics Việt Nam và các trường Đại học lớn tại miền Bắc, SVMC Internship Program là chương trình giá trị nhằm chuẩn bị hành trang trước khi ra trường cho các bạn sinh viên, cung cấp nền tảng tri thức và kĩ năng vững chắc cần có để trở thành một Nhân viên Lập trình tài năng theo tiêu chun toàn cầu của Tập đoàn Samsung. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội học hỏi và trải nghiệm môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và hiện đại tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện thoại Di động lớn nhất Đông Nam Á của Samsung, một công ty điện tử hàng đầu thế giới.

II/ Thông tin chương trình (đợt 2 năm 2017)

q  Đối tượng xét tuyển:

-       Sinh viên đại học chính quy các nhóm ngành Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông:

ĐH Bách khoa Hà Nội (HUST)

ĐH Công nghệ - ĐHQGHN (VNU-UET)

ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN (VNU-HUS)

HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)

ĐH Công nghiệp Hà Nội (HAUI)

ĐH Giao thông Vận tải (UTC)

ĐH CNTT&TT – ĐH Thái Nguyên (ICTU)

Học viện Kỹ thuật Quân sự (MTA)

Học viên Kỹ thuật Mật mã (ACTVN)

ĐH Thủy Lợi (TLU)

ĐH Xây dựng (NUCE)

-       Dự kiến tốt nghiệp tháng 12/2017 (hệ 4,5 năm) hoặc tháng 06/2018 (hệ 4 năm hoặc 5 năm)

q  Điều kiện xét tuyển:

-       Điểm trung bình tích lũy tất cả các kỳ tính đến học kỳ gần nhất: CPA ≥ 2.0/4

-       Yêu thích lập trình phần mềm

-       Chưa được nhận học bổng STP, chưa từng tham dự SVMC Internship Program

q  Thời gian:

3 tuần gồm đào tạo và thực tập (trong khoảng thời gian từ 03.07.2017 ~ 11.08.2017)

q  Địa điểm:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động Samsung Việt Nam (SVMC)

Số 1, đường Phạm Văn Bạch, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

q  Quyền lợi:

-       Được đào tạo bài bản, trải nghiệm mini-project và hướng dẫn, đánh giá tận tình từ các kỹ sư giàu kinh nghiệm của Samsung

-       Được tư vấn thông tin tuyển dụng và ưu tiên khi thi tuyển vào Samsung

-       Được hỗ trợ 3.000.000 VNĐ/ sinh viên

III/ Quy trình xét tuyển

q  Cách thức đề cử:

Sinh viên đăng ký với Khoa, Khoa gửi Danh sách sinh viên đề cử tới Samsung
trước 12:00 ngày 02 tháng 06 năm 2017

q  Liên hệ

-       HUST, VNU-UET, PTIT: Ms Quỳnh Mai – ĐT: 0912406098 – Email: عنوان البريد الإلكتروني هذا محمي من روبوتات السبام. يجب عليك تفعيل الجافاسكربت لرؤيته.

-       HAUI, UTC, VNU-HUS, NUCE: Ms Diệu Thảo – ĐT: 0888 990 085 – Email: عنوان البريد الإلكتروني هذا محمي من روبوتات السبام. يجب عليك تفعيل الجافاسكربت لرؤيته.

-       MTA, ACTVN, TLU: Ms Đào Oanh – ĐT: 0983 034 455 – Email: عنوان البريد الإلكتروني هذا محمي من روبوتات السبام. يجب عليك تفعيل الجافاسكربت لرؤيته.

-       ICTU: Mr Ngọc Tú – ĐT: 0946 789 883 – Email: عنوان البريد الإلكتروني هذا محمي من روبوتات السبام. يجب عليك تفعيل الجافاسكربت لرؤيته.

q  Lưu ý:

-       Ứng viên từng thi trượt học bổng STP vẫn có cơ hội ứng tuyển chương trình thực tập.

-       Ứng viên không trúng tuyển thực tập vẫn có cơ hội thi tuyển nhân viên chính thức.

- THE END -

Tờ rơi mặt 1

Poster

Tờ rơi mặt 2

Read more...

Sinh viên Khoa Công nghệ Điện tử và Viễn thông đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên

"Giải pháp giám sát chất lượng nguồn nước và tự động thu thập dữ liệu về chỉ số nước tiêu thụ cho các nhà máy nước tại Việt Nam" của nhóm sinh viên Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông - Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên giành giải Nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas” năm 2016 được tổ chức ngày 18/3/2017 vừa qua.

Giải thưởng mà nhóm mang về là số tiền mặt 50 triệu đồng, kinh phí đầu tư cho dự án lên tới 500 triệu đồng và một chuyến đi học tập và trải nghiệm tại Silicon Valley – vườn ươm khởi nghiệp trên đất Mỹ.

Untitled

Hình ảnh sinh viên Khoa CNĐT-TT nhận giải nhất tại lễ trao giải

Nhóm khởi nghiệp này gồm 3 thành viên, mỗi người có nhiệm vụ cụ thể: Dương Quang Đạt (trưởng nhóm): lập trình,  thiết kế mạch điện tử, truyền thông cho dự án, thuyết trình; Trương Phương Nam: lập trình , thiết kế mạch điện tử, thiết kế hình dáng cho sản phẩm; Nguyễn Đức Tú: lập trình server, tìm hiểu nghiên cứu thị trường.

Dự án khởi nghiệp của nhóm nhằm tự động hóa việc thu thập chỉ số nước sinh hoạt và chất lượng nguồn nước cho nhà máy nước tại Việt Nam, đồng thời đánh giá các chỉ số chất lượng nước sạch trong thực tế sử dụng của người dân.

Điểm mới của sản phẩm giám sát chất lượng nguồn nước so với những dự án cùng đề tài và những sản phẩm đo lường chất lượng đã có mặt trên thị trường trong nước là: “Xây dựng hệ thống toàn diện từ thiết bị phần cứng tới hệ thống website phần mềm và tự động hóa hoàn toàn”, nhóm tác giả chia sẻ.

Đối tượng khách hàng của dự án tập trung vào các nhà máy nước và các hộ dân tiêu thụ nước. Ý tưởng thực hiện dự án này là do nhóm nhận thấy, hiện nay các nhà máy nước ở Việt Nam vẫn chưa tích hợp được một số công nghệ tự động hóa trong việc thu thập chỉ số nước tiêu thụ của các hộ gia đình hàng tháng, mà vẫn làm theo cách thủ công là tới từng nhà ghi số nước.

Chính vì vậy, nhóm đã đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề này bằng công nghệ IoT (Internet of Things – Mạng Internet kết nối vạn vật). Ngoài ra, nhóm còn nghiên cứu cung cấp thiết bị tự động đo chất lượng nước sinh hoạt cho người dân.

Giải thích về cách thức hoạt động của hệ thống, Trương Phương Nam – một thành viên của nhóm cho biết, thiết bị đo chất lượng nước sẽ được lắp đặt tại các bể chứa của nhà máy nước. Thiết bị này sẽ tự động đo chất lượng nước sinh hoạt và gửi lên trên website. Người dùng có thể truy cập web thông qua các thiết bị cá nhân như máy tính, smartphone. Còn với thiết bị tự động thu thập dữ liệu chỉ số nước, tại mỗi hộ dân sẽ được triển khai lắp đặt các đồng hồ nước điện tử. Thiết bị này được kết nối với một điểm truy cập Internet để truyền tải các dữ liệu thu thập được của các hộ dân lên trên website. Như vậy, khách hàng có thể truy cập website để theo dõi toàn bộ thông tin về nước sử dụng ở hộ gia đình mình. Ngoài ra, để đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng, website cũng tích hợp các phương thức thanh toán online. 

“Đối tượng khách hàng của bọn em là cả các nhà máy nước và hộ gia đình. Các nhà máy nước sẽ là người trả chi phí cho đồng hồ điện tử và hệ thống cung cấp chỉ số nước, trong khi hộ gia đình sẽ trả phí cho thiết bị đo chất lượng nước nếu họ có nhu cầu sử dụng” – Đạt cho biết.

Theo chia sẻ của Nam, giải pháp của nhóm đã từng được mang đi dự thi tại vòng chung kết toàn quốc cuộc thi thiết kế vi điều khiển do Công ty Texas Instruments – một tập đoàn sản xuất linh kiện của Mỹ tổ chức và đạt giải Ba toàn quốc.

Tuy nhiên, cuộc thi này nghiêng về đánh giá về mặt kỹ thuật, trong khi cả nhóm muốn dần đưa sản phẩm ra thị trường nên muốn tham gia một cuộc thi mang tính khởi nghiệp.

Hiện tại, bộ sản phẩm của nhóm đã được lắp đặt thử nghiệm tại nhà thầy giáo (Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng), cũng là người đã hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài này, theo đánh giá của thầy Thắng, kết quả thử nghiệm cho thấy, sản phẩm hoạt động ổn định, theo đúng yêu cầu chức năng đặt ra.

2

Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng cùng nhóm sinh viên tham dự cuộc thi Start-up Student Ideas

Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng cho biết: “Khi dùng thử nghiệm bộ sản phẩm, tôi hoàn toàn có thể giám sát được chỉ số nước tiêu thụ hàng tháng của mình tại bất cứ nơi đâu thông qua các thiết bị có kết nối Internet như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân...”

“Nếu thiết bị này được nhà máy nước lắp đặt cho các hộ gia đình thì nhà máy nước hoàn toàn có thể cắt giảm đáng kể chi phí về nhân công trong việc ghi chỉ số nước hoàn toàn thủ công như hiện nay”, thầy Thắng tin tưởng.

Trong khi 3 chàng trai trẻ miệt mài nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm, Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng - Giảng viên Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên là người luôn luôn theo sát và cố vấn về kỹ thuật cho nhóm từ những ngày đầu hình thành ý tưởng cho đến khi ra đời bộ sản phẩm mẫu.

Khi hỏi về hành trang giúp sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng tốt các yêu cầu của các nhà tuyển dụng, tự tin và có tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, thầy Thắng tâm sự:

“Để sinh viên bắt kịp được với xu thế của công nghệ đặc biệt để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhà trường và đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ điện tử và Truyền thong luôn cố gắng rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tìm kiếm tài liệu, cách đọc và hiểu được các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành”.

“Bởi chúng tôi nhận thấy chỉ có những điều này thì mới giúp sinh viên tự học, tự cập nhật kiến thức cho bản thân và tự tin ra đấu trường quốc tế”, thầy Thắng nhấn mạnh.

 

 

Read more...